Khi bọc răng sứ bị hở không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của răng mà còn gây phát sinh nhiều bệnh lý về răng. Vậy nên đừng bỏ qua các dấu hiệu răng sứ bị hở trong bài chia sẻ dưới đây của Nha khoa Quốc tế SG để nắm được tình hình răng hàm của mình sau khi bọc răng sứ bạn nhé. Đặc biệt còn bật mí đến bạn các cách khắc phục răng sứ bị hở hiệu quả.
Dấu hiệu răng sứ bị hở phổ biến nhất
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng bằng cách mài một phần của mô răng thật nhằm tạo cùi răng, tiếp đến chụp mão răng sứ để chế tác tương tự như răng thật lên phần trên. Tuy nhiên răng sứ bị hở khi thực hiện không đúng quy trình sẽ có những dấu hiệu sau:
Răng sứ bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh
Một trong những dấu hiệu răng sứ bị hở chính là răng trở nên nhạy cảm hơn khi bạn ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đây cũng là nguyên nhân làm cho chân răng bị ê buốt kéo dài, khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Chân răng có những vệt đen mờ
Đối với răng sứ kim loại khi bọc mà có khoảng trống ở nưới được tạo thành thì sẽ dẫn đến tình trạng oxy hóa là chân răng sẽ bị đen. Nếu để sau một thời gian dài không được khắc phục thì xung quanh các chân răng sẽ xuất hiện nhiều vệt đen mờ.
Tụt nướu lộ cùi răng sứ
Ở bước tiến hành bọc răng sứ lên trên phần răng thật nếu nha sĩ không thực hiện chuẩn kỹ thuật thì sẽ làm xuất hiện khe hở, đây là cơ hội để vi khuẩn tấn công dẫn đến kích ứng nướu, nghiêm trọng hơn là làm nướu bị tụt chân răng thật bị lộ.
Dễ giắt thức ăn vào kẽ răng
Răng sứ bị hở chân phần khoảng trống bị tạo thành làm cho thức ăn dễ bị mắc vào, nếu bạn không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn bị dính lại thì sẽ làm phát sinh các bệnh về răng miệng như hôi miệng, viêm sưng nướu, sâu răng.
Cảm giác cộm cấn, đau nhức khi nhai thức ăn
Thêm một dấu hiệu răng sứ bị hở nữa chính là khi nhai thức ăn bạn cảm giác cộm cấn tại vì răng sứ được bọc không khớp với hàm tạo thành sự dịch chuyển, ở tình trạng nặng hơn thì răng sứ sẽ kênh nhiều so với các răng thật còn lại.
Có khe hở ở vùng tiếp giáp răng sứ và nướu
Chỉ cần có một bước trong quy trình bọc răng sứ nha sĩ làm không đúng chuẩn nha khoa là bạn đã có thể cảm nhận được phần tiếp giáp giữa răng sứ với nướu có khe hở khi dùng lưỡi chạm vào hoặc nhìn qua gương.
Có thể bạn quan tâm: Bọc Răng Sứ Bị Đen Nướu Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục Hiệu Quả?
Nguyên nhân răng sứ bị hở chân răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hở chân răng sứ, dưới đây sẽ là một số nguyên nhân thường hay gặp nhất:
Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật
Ở bước mài răng bác sĩ thực hiện đo và mài không đúng tỷ lệ điều này dẫn đến làm tổn thương chân răng thật. Sau một thời gian sử dụng, chân răng xuất hiện tình trạng yếu đi và làm nướu bị tụt và hở răng sứ.
Sử dụng răng sứ chất lượng kém
Một số khách hàng tiết kiệm chi phí chọn bọc răng sứ tại các trung tâm nha khoa kém chất lượng, răng sứ rẻ dẫn đến kích ứng nướu, cùi của răng bị sưng tấy dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng viêm sưng nướu không được cải thiện kịp thời sẽ làm cho răng sứ bị hở tạo khoảng trống lớn.
Răng sứ chế tác sai kích thước
Khi dấu răng được đo không đúng kích thước thì sẽ dẫn đến sự sai lệch trong lúc chế tác kích thước của răng sứ. Kích thước của 2 loại răng không tương thích dẫn đến cùi răng thật và răng sứ không thể khít chặt được.
Keo dán sứ kém chất lượng
Keo dán sứ đóng vai trò quan trọng trong việc bọc răng sứ vì trực tiếp tạo sự liên kết giữa răng sứ và cùi răng thật, nếu keo dán sứ kém chất lượng sẽ làm cho độ khít bị giảm và sau thời gian ngắn răng thực hiện thao tác nhai thức ăn sẽ rơi hoặc tạo lỗ hở.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bọc răng sứ, ví dụ như đánh răng với lực quá mạnh, dùng bàn chải có lông cứng,… sẽ làm cho răng sứ bị xê lệch so với vị trí được dán ban đầu.
Xem thêm: Bọc Răng Sứ Không Mài Có Được Không? Giá Bao Nhiêu?
Bọc răng sứ bị hở có nguy hiểm không?
Bên cạnh tìm hiểu dấu hiệu răng sứ bị hở thì bạn cũng cần biết những nguy hiểm nếu tình trạng này xảy ra:
Mất thẩm mỹ
Khi xuất hiện tình trạng răng sứ bị hở thì phần chân răng thật sẽ bị lộ ra bên ngoài làm bạn mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt đối với răng cửa. Vậy nên tính thẩm mỹ khi răng sứ bị hở rất thấp.
Gây đau nhức, hôi miệng
Thức ăn sẽ bị bám vào răng nhiều hơn, đặc biệt ở các vị trí kẽ răng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị hôi miệng, ê buốt chân răng kéo dài.
Tăng nguy cơ mất răng thật
Vi khuẩn có cơ hội tấn công trực tiếp vào răng gây ra một số bệnh lý về răng miệng (viêm nướu, viêm nha chu,…) nếu kỹ thuật lắp mão sứ không chính xác với nướu. Điều này cũng dẫn đến sự tổn thương cho răng thật vì đã bị mài nhỏ dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn nên nguy cơ mất răng rất cao.
Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Răng sứ bị hở làm cho bạn cảm giác răng hàm của mình đau nhức, đặc biệt ê buốt khi ăn thức ăn và uống nước, rất khó khăn trong việc nhai, đối với thực ăn cứng không thể nghiền nhỏ,… đây là lý do làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa làm xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dạy, táo bón hoặc nôn mửa.
Xem thêm: Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Nguyên Nhân Đau Khi Bọc Răng Sứ
Răng sứ bị hở phải làm sao?
Khi bạn thấy một trong những dấu hiệu răng sứ bị hở xuất hiện ở răng hàm của mình thì nên kịp thời đến các trung tâm nha khoa uy tín để khám ngay để không phải phát sinh các bệnh lý về răng miệng khác. Căn cứ trên tình trạng răng sứ bị hở mà sẽ có các cách khắc phục như sau:
- Đối với răng sứ bị kênh do sai sót trong kỹ thuật lắp: Bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện tháo răng sứ ra ngoài để kiểm tra về tình trạng. Cầu răng sứ nếu trong trạng thái không bị hư hỏng và vừa với cùi răng thì sẽ được lắp lại cho đúng kỹ thuật, tạo độ khít hơn.
- Đối với lý do từ mão sứ được chế tác sai thích thước hoặc dùng răng sứ kém chất lượng: Bác sĩ nha khoa sẽ lấy lại mẫu hàm của bạn để tiến hành đo và chế tác lại răng sứ mới, đúng kích thước và đảm bảo được chất lượng.
- Đối với trường hợp do keo dán kém chất lượng: Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành tháo mão sứ ra rồi dùng keo dán chất lượng hơn để cố định răng sứ vào cùi răng thật.
Cách ngăn ngừa tình trạng răng sứ bị hở
Tình trạng răng sứ bị hở để trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng không tốt cho cơ thể, vậy nên bạn cần lựa chọn đến trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ. Tại nha khoa Quốc tế SG bạn không chỉ được tư vấn tận tình, bọc răng sứ theo đúng chuẩn nha khoa quốc tế từ đội ngũ bác sĩ lành nghề mà còn tiết kiệm được chi phí.
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC CỦA BẠN VỀ NHA KHOA QUỐC TẾ SG
Tư vấn Hoàn toàn Miễn phí - Giải đáp tức thì Hỗ trợ tận tâm Chính xác
Sau đây là bảng giá bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Quốc tế SG mà bạn có thể tham khảo trước khi chọn phục hình răng của mình:
Loại sứ | Mức giá (đồng) | Dưới 16 răng (đồng) | Combo 16 răng (đồng) | Thời gian bảo hành |
Cercon – Đức | 7.500.000 | 5.000.000 | 32.000.000 | 10 năm |
Cercon HT – Đức | 9.500.000 | 6.000.000 | 40.000.000 | 20 năm |
Emax Press – Thụy Sĩ | 12.900.000 | 6.000.000 | 48.000.000 | Trọn đời |
Ceramill Zolid – Đức | 10.900.000 | 7.500.000 | 55.000.000 | Trọn đời |
Lava Plus – Mỹ | 10.900.000 | 6.000.000 | 72.000.000 | Trọn đời |
Lava Esthelics 3M – Mỹ | 12.900.000 | 9.000.000 | 96.000.000 | Trọn đời |
Nacera Q3 – Đức | 15.000.000 | 8.000.000 | 120.000.000 | Trọn đời |
Ceramic Zirconia DDBIO – Đức | 6.900.000 | 4.000.000 | 40.800.000 | 5 năm |
Titan – Mỹ | 4.900.000 | 2.000.000 | 25.800.000 | 8 năm |
Sứ ép Emax – Đức | 6.000.000 | 3.000.000 | 38.000.000 | Trọn đời |
Sứ ép Lisi – Nhật | 8.000.000 | 4.000.000 | 52.000.000 | Trọn đời |
Sứ ép Celtra – Mỹ | 12.000.000 | 6.000.000 | 90.000.000 | Trọn đời |
Nha khoa Quốc tế SG mong rằng bài chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn nắm được dấu hiệu răng sứ bị hở, từ đó có sự can thiệp kịp thời để bảo vệ răng hàm của mình được đúng cách và tăng tuổi thọ của răng sứ, tiết kiệm chi phí.
Tham khảo:
Dán Sứ Veneer Là Gì? Quy Trình Dán Sứ Veneer Tại Nha Khoa Quốc Tế SG
TOP 5 Nhược Điểm Của Dán Răng Sứ Bạn Nên Cân Nhắc Khi Thực Hiện
Top 10 Hậu Quả Bọc Răng Sứ Giá Rẻ Bạn Cần Biết