Keo Dán Răng Sứ Có Mấy Loại? Giá Bao Nhiêu Và Nên Mua Ở Đâu?

Keo dán răng sứ là một trong những vật liệu được sử dụng trong nha khoa rất phổ biến có công dụng cố định giữa mão sứ và cùi răng. Tuy nhiên, trong quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ nhiều bạn không quá để ý nên không biết đến nhiều, vậy nên đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của Nha khoa Quốc tế SG để có đầy đủ thông tin bạn nhé.

Keo dán răng sứ là gì?

Là vật liệu chuyên dụng được sử dụng trong nha khoa, cụ thể là trong công tác bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc dán sứ Veneer. Keo dán răng sứ có chức năng cố định mão sứ đã được chế tác đúng kích thước lên cùi răng thật, giúp răng sứ được bọc đẹp và bền bỉ theo thời gian, không bị rơi khi có dụng lực trong quá trình ăn uống hoặc nói chuyện.

Vật liệu gắn mão sứ với cùi răng thật

Vật liệu gắn mão sứ với cùi răng thật

Keo dán răng sứ có mấy loại?

Hiện nay trên thị trường keo dán răng sứ được chia thành 2 loại chính là keo dán dành cho răng tháo lắp và keo dán dành cho răng cố định:

Keo dán răng tháo lắp

Cấu tạo của răng sứ tháo lắp gồm có 2 bộ phận chính là mão sứ ở phía trên và phía dưới là phần nền nhựa. Khi thực hiện lắp bác sĩ sẽ dùng keo dán răng sứ chuyên dụng nha khoa để cố định răng giả trên chân răng khi gắn vào nướu.

Loại keo được lựa chọn sẽ giúp cho răng sứ nằm chắc chắn trên cung hàm và ổn định cho hoạt động nhai thức ăn của hàm. Vì là răng sứ tháo lắp nên bạn có thể tự mua tại các cơ sở nha khoa để sử dụng trong quá trình tháo lắp răng tại nhà một cách dễ dàng mà không phải mất nhiều thời gian và chi phí. Sản phẩm keo dán răng sứ tháo lắp được nhiều bác sĩ nha khoa khuyên dùng là Recodent và Fixodent.

Có 2 loại keo dán răng sứ phổ biến

Có 2 loại keo dán răng sứ phổ biến

Keo dán răng sứ cố định

Nhắc đến kỹ thuật răng sứ cố định bạn có thể hình dung đến nhiều phương pháp như cầu răng sứ, bọc răng sứ, dán sứ Veneer, trồng răng sứ trên Implant,… để cho phần mão sứ có độ bền và chắc chắn khi cố định lên cầu răng thật, bác sĩ sẽ phải dùng keo dán chuyên dụng để hỗ trợ.

Loại keo dán răng sứ được sử dụng trong trường hợp này sẽ là xi măng nha khoa, ưu điểm là sở hữu độ kết dính tốt nên cho răng phục hình với kết quả tốt nhất, đem lại cho người làm răng cảm giác thật thoải mái khi ăn uống và nói chuyện.

Khác so với keo dán dành cho răng tháo lắp, xi măng nha khoa khi bạn muốn tháo phần mão sứ ra khỏi cầu răng thật thì phải đến trung tâm nha khoa để bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để hỗ trợ tháo dỡ, phá bỏ lớp xi măng. Tại các cơ sở nha khoa xi măng hay dùng là vitique, meron, permacem 2.0. 

TOP 3 keo dán răng sứ được ưa chuộng nhất

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên chọn loại keo dán răng sứ nào để vừa đảm bảo được chất lượng vừa tiết kiệm được chi phí thì có thể tham khảo 3 thương hiệu được Nha khoa Quốc tế SG giới thiệu bên dưới:

Keo dán răng Fixodent

Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ theo dây chuyền công nghệ hiện đại nên được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao và khuyên dùng. Keo dán răng Fixodent có 2 dạng là bột và keo, cả 2 đều có công dụng như nhau trong chức năng gắn kết mão răng sứ với cùi răng thật.

  • Giá tham khảo là 150.000 đồng
Keo dán răng sứ Fixodent

Keo dán răng sứ Fixodent

Keo dán răng Meron

Là loại keo dán răng có nhiều ưu điểm nổi bật như: Dễ dàng sử dụng, có tính axit thấp nên không ảnh hưởng đến răng sứ và răng thật, khả năng tương thích sinh học cao không gây nên các phản ứng trong môi trường khoang miệng. Đặc biệt trong thành phần của sản phẩm có chứa Acid Polyacrylic nên tính gắn kết với tủy rất cao và tăng cường được khả năng dính bề mặt.

  • Giá tham khảo là 700.000 đồng

Keo dán răng RelyX

Keo dán răng RelyX được phát triển và sản xuất bởi thương hiệu chuyên sản xuất răng sứ và các vật liệu nha khoa – 3M. Sản phẩm được xử lý chuyên nghiệp nên cho kết quả tốt nhất trong việc kết nối giữa mão sứ và cùi răng thật.

  • Giá tham khảo là 1.100.000 đồng
Keo dán răng sứ RelyX

Keo dán răng sứ RelyX

Những lưu ý khi dùng keo dán răng sứ

Sau khi chọn được loại keo dán răng sứ phù hợp với nhu cầu bạn cũng nên tham khảo một số lưu ý sau trong quá trình sử dụng:

Không nên tác động lực mạnh lên răng

Không nên tác động lực mạnh lên răng

  • Đối với hàm giả tháo lắp đã có thời gian sử dụng từ 5 – 7 năm thì khả năng bám trên cung hàm cũng có phần giảm sút bởi ở vị trí răng bị mất quá trình tiêu xương hàm đã diễn ra nên làm nướu lõm xuống, đồng nghĩa với việc keo dán sứ không phù hợp để thực hiện chức năng.
  • Trước khi sử dụng keo dán răng sứ bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần của keo để xem có chứa thành phần mà cơ thể bị kích ứng hay không. Nếu phát hiện có thì nên thay đổi sang loại khác, bạn nên chia sẻ với bác sĩ nha khoa thực hiện bọc răng sứ cho mình để có lời khuyên sản phẩm thích hợp.
  • Trong suốt quá trình sử dụng keo dán bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Keo dán răng sứ thực hiện tốt chức năng của mình nếu như bạn kết hợp khám sức khỏe răng miệng định kỳ, việc này giúp bạn vừa theo dõi được răng bọc sứ vừa kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng để chữa trị (nếu có).

Logo Nha Khoa Quốc Tế SG

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC CỦA BẠN VỀ NHA KHOA QUỐC TẾ SG

Tư vấn Hoàn toàn Miễn phí - Giải đáp tức thì Hỗ trợ tận tâm Chính xác




    Mua keo dán răng sứ giá bao nhiêu và ở đâu?

    Với sự phát triển của nhiều kênh bán như hiện nay để tìm mua keo dán răng sứ không quá khó, bạn có thể mua trực tiếp tại cơ sở nha khoa mình đang thực hiện, mua trên shopee, facebook hoặc website chính thức của các nhà cung cấp keo dán sứ. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ để mua sản phẩm chất lượng, tránh mua hàng giả hoặc không đảm bảo chất lượng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Chi phí của keo dán răng sứ sẽ dao động trong khoảng từ 100.000 đồng – 200.000 đồng/ tuýp, phụ thuộc vào thương hiệu và địa chỉ bạn mua.

    Lựa chọn keo dán răng sứ phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cố định giữa mão sứ và cùi răng thật, giúp cho việc ăn uống được thoải mái. Mong rằng bài chia sẻ ở trên của Nha khoa Quốc tế SG sẽ giúp bạn chọn được keo dán răng sứ thích hợp với tình trạng răng sứ của mình.

    Tham khảo:

    TOP 5 Nhược Điểm Của Dán Răng Sứ Bạn Nên Cân Nhắc Khi Thực Hiện

    Dán Răng Sứ Veneer Ở Đâu Tốt? Top 5 Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín

    Dán Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Khắc Phục?