Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì là câu hỏi được nhiều ba mẹ có con nhỏ quan tâm vì hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ rơ miệng cho trẻ nhưng không biết phương pháp nào thích hợp. Bài chia sẻ dưới đây của Nha khoa Quốc tế SG sẽ giới thiệu cho ba mẹ những phương pháp phổ biến và tốt nhất nhé.
Vì sao nên rơ miệng cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh được bú sữa nhiều cử trong ngày và điều này đã dẫn đến tình trạng sữa bám trên bề mặt lưỡi của trẻ, chính vì vậy mà hầu hết các trẻ sơ sinh đều có biểu hiện lưỡi bị trắng hoặc tưa lưỡi, lúc này mẹ bỉm sữa nên rơ lưỡi cho bé để vệ sinh khoang miệng. Việc rơ lưỡi sẽ giúp loại bỏ các chất cặn bã có trong khoang miệng của trẻ sơ sinh, ngăn ngừa tình trạng tác động đến hệ tiêu hóa của bé.
Có thể hiểu tại sao nhiều ba mẹ hỏi rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì vì việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng đóng vai trò quan trọng như việc người lớn đánh răng mỗi ngày. Nếu trẻ sơ sinh không được vệ sinh răng miệng từ sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng khi lớn lên. Cụ thể, bé có thể mắc các bệnh về miệng do vi trùng tăng lên, gặp vấn đề về nướu khiến bé khó chịu.
Khi nào trẻ sơ sinh cần được rơ miệng?
Theo ý kiến của các chuyên gia nha khoa thì lưỡi của trẻ sơ sinh thường gặp tình trạng sữa đọng lại, vậy nên các mẹ cần phải rơ miệng và lưỡi cho trẻ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe khoang miệng cho bé. Và dưới đây là một số trường hợp cần rơ miệng cho bé khi phụ thuộc vào các loại sữa khác nhau:
- Bé bú bằng sữa mẹ: Mẹ không cần phải rơ miệng cho bé thường xuyên vì trong quá trình bú mẹ lưỡi của bé thường xuyên bị cọ xát với ti nên sẽ giúp loại bỏ được các đám tưa dưới lưỡi. Tuy nhiên để kết quả chăm sóc miệng cho bé được tốt nhất mẹ nên rơ lưỡi với tần suất 5 – 6 lần/ tuần cho trẻ. Vậy là có thể yên tâm không cần thắc mắc rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì rồi nhé.
- Bé bú bình kết hợp bú mẹ: Mẹ nên thực hiện rơ lưỡi cho bé 1 lần/ ngày và nên thực hiện sau khi tắm cho bé xong. Bên cạnh đó, sau khi cho bé bú bình xong mẹ cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để giúp vệ sinh miệng cho bé được sạch sẽ.
- Bé bú bình hoàn toàn: Mẹ cần rơ lưỡi cho bé thường xuyên vì khi uống sữa bột phần cặn rất dễ đóng lại và làm cho lưỡi bé bị tưa. Ngoài ra, khi uống sữa ngoài mà không được vệ sinh miệng sạch thường bé sẽ mắc phải tình trạng viêm họng, viêm lưỡi hoặc cảm giác khó chịu khi bé bú bình.
Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì?
Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì sẽ được Nha khoa Quốc tế SG chia sẻ dưới đây các phương pháp phổ biến, mẹ bỉm có thể tham khảo để áp dụng cho bé nhà mình nhé:
Nước ấm
Phương pháp được ưu tiên lựa chọn khi hỏi rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì chính là nước ấm. Mẹ sử dụng gạc rơ miệng hoặc khăn mềm thấm vào nước ấm để vệ sinh miệng và lưỡi cho bé là được, tần suất có thể mỗi ngày.
Nước muối sinh lý
Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì? Câu trả lời là sử dụng nước muối sinh lý được nhiều mẹ bỉm ưu tiên lựa chọn để vệ sinh miệng cho bé bởi đơn giản có thể làm tại nhà và hiệu quả cao. Tuy nhiên để mang lại kết quả tốt nhất cần phải biết cách thực hiện như sau. Phương pháp rơ miệng này thích hợp cho các bé sơ sinh từ 0 – 4 tháng tuổi.
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết là miếng gạc và nước muối sinh lý.
- Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ để quấn miếng gạc vào ngón trỏ.
- Bước 3: Tiến hành rơ lưỡi và khoang miệng cho bé, thực hiện nhẹ nhàng để không tạo cảm giác mắc ói.
Thời gian tốt nhất để mẹ rơ miệng cho bé là vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 30 phút. Mẹ nhớ lưu lại cùng câu hỏi rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì nhé.
Dịch của lá rau ngót
Công dụng của rau ngót được biết đến nhiều nhất là giúp làm mát, lợi tiểu và thanh lọc cơ thể, tuy nhiên còn có một công dụng khác rất tốt cho trẻ sơ sinh chính là điều trị chứng tưa lưỡi và lưỡi trắng. Sử dụng rau ngót để rơ lưỡi là phương pháp được sử dụng từ rất lâu với cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Đem phần lá rau ngót đi rửa sạch bằng nước muối loãng, ngâm khoảng 15 phút để bụi bẩn và các tác nhân gây hại được loại bỏ.
- Bước 2: Cho rau ngót vào cối cùng với vài hạt muối rồi giã nhuyễn để cả 2 hòa quyện vào nhau.
- Bước 3: Chắt lấy nước cho ra chén sạch và thêm ít nước sạch để đun sôi hỗn hợp (trong trường hợp hỗn hợp quá đặc).
- Bước 4: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng để không làm ảnh hưởng đến miệng bé.
- Bước 5: Dùng khăn mềm hoặc gạc lưỡi quấn quanh ngón tay.
- Bước 6: Dùng gạc thấm vào hỗn hợp rồi tiến hành rơ lưỡi cho bé, dừng lại khi thấy lưỡi bé không còn những vết trắng nữa, sau đó rơ lưỡi lại bằng nước sạch.
Mẹ có thể dùng phương pháp này để rơ miệng cho bé với tần suất 3 – 4 lần/ tuần. Cần lưu ý trong quá trình rơ miệng không được dùng lực quá mạnh và phương pháp dùng rau ngót chỉ phù hợp cho bé trên 5 tháng tuổi, đối với những bé dị ứng với rau ngót ba mẹ nên dừng lại.
Dịch của lá hẹ
Sử dụng lá hẹ để rơ miệng phù hợp cho các bé từ 5 tháng tuổi trở lên vì đây cũng là thời điểm hệ tiêu hóa của bé được phát triển đủ. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia nha khoa cho rằng lá hẹ có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm và sát trùng, thích hợp để phòng tránh các tình trạng trắng lưỡi và viêm lợi ở trẻ nhỏ. Cách thực hiện lá hẹ để rơ lưỡi đơn giản như sau:
- Bước 1: Đem lá hẹ rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút.
- Bước 2: Đem 1 ít nước đun sôi rồi bỏ lá hẹ vào, tiếp đến vớt lá hẹ ra ngoài cho ráo nước rồi đem đi giã nhuyễn.
- Bước 3: Lấy một ít nước luộc hẹ cho vào với hỗn hợp rồi vắt lấy nước rơ miệng cho bé.
- Bước 4: Dùng miếng gạc quấn quanh ngón tay (tay được vệ sinh sạch sẽ).
- Bước 5: Tiến hành nhúng vào nước hẹ để rơ lưỡi từ 2 bên má sau đó đến các vị trí quanh miệng và lưỡi.
Rơ miệng cho trẻ sơ sinh cần lưu ý gì?
Mẹ không nên quá quan tâm rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì mà quên trong quá trình rơ miệng cho trẻ sơ sinh, mẹ bỉm cần lưu ý một số điều sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ:
- Bên cạnh quan tâm rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì thì cũng nên quan tâm thời gian thích hợp để rơ miệng là sau khi cho trẻ sơ sinh ăn sáng khoảng 2 tiếng. Vì tiến hành rơ miệng trước khi sinh sẽ làm bé bị nôn khan.
- Thực hiện thao tác rơ miệng không được dùng lực quá mạnh và không nên thực hiện quá nhiều lần trong ngày vì sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác của trẻ.
- Tuyệt đối không sử dụng mật ong để rơ miệng cho trẻ sơ sinh vì trong thành phần có chứa clostridium botulinum (hoạt chất có hại với thần kinh của trẻ).
- Trong quá trình rơ miệng cho trẻ sơ sinh nếu có phát sinh vấn đề hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các câu hỏi thường gặp khi rơ miệng cho trẻ sơ sinh
Sau đây là một số câu hỏi liên quan đến việc rơ miệng cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ có thể tham khảo:
Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì là tốt nhất?
Mẹ có thể rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý khi được hơn 2 tuần tuổi. Ngoài ra còn có thể áp dụng nhiều cách khác như: nước lá ngót, nước lá hẹ kết hợp cùng gạc rơ lưỡi.
Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bị chảy máu cần làm gì?
Hoạt động rơ miệng cho trẻ sơ sinh cũng giống như đánh răng của người lớn nhằm làm sạch khoang miệng, ngăn chặn một số bệnh lý không mong muốn. Tuy nhiên cần lưu ý thực hiện thao tác rơ miệng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương miệng trẻ. Trong trường hợp phát hiện có máu thì nên gọi điện thoại hoặc đến bác sĩ gần nhất để tư vấn và chỉ định kịp thời.
Rơ miệng cho trẻ sơ sinh khi nào cần dừng lại?
Phương pháp rơ miệng cho trẻ sơ sinh thích hợp trong giai đoạn từ 0 – 4 tuổi, vậy nên sau giai đoạn này mẹ nên tập cho bé thói quen đánh răng để chăm sóc răng miệng được tốt nhất. Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm sau câu hỏi rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì.
Có được rơ miệng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày không?
Khi sử dụng phương pháp rơ miệng tự nhiên thì có thể thực hiện 3 lần/ ngày, mẹ không nên rơ miệng vượt quá số lần vì sẽ làm tổn thương miệng của trẻ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác.
Có thể không rơ miệng cho trẻ sơ sinh được không?
Không rơ miệng cho trẻ sơ sinh là một trong những lý do dẫn đến tình trạng nấm miệng, nấm ở lưỡi trẻ, nhiệt miệng,… vậy nên có khá nhiều mẹ bỉm đã phải tìm hiểu rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì để kịp thời áp dụng.
Mong rằng bài chia sẻ ở trên của Nha khoa Quốc tế SG sẽ giúp ba mẹ biết thêm được nên rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì để đạt kết quả tốt nhất mà không gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Đừng bỏ qua các bài chia sẻ tiếp theo để biết cách chăm sóc răng miệng thật tốt, sở hữu nụ cười rạng rỡ bạn nhé.
Tham khảo:
Bọc Răng Sứ Là Gì? Bọc Răng Sứ Có Ảnh Hưởng Đến Răng Thật Không?
Dán Sứ Veneer Là Gì? Quy Trình Dán Sứ Veneer Tại Nha Khoa Quốc Tế SG
Trồng Răng Implant Là Gì? Chi Phí Cấy Ghép Implant Tại Nha Khoa Quốc Tế